Alain Hubert
Nhà thám hiểm vùng cực và người ủng hộ môi trường
Alain Hubert là một nhà thám hiểm vùng cực người Bỉ nổi tiếng với các cuộc thám hiểm mang tính đột phá ở Nam Cực và đóng góp cho khoa học khí hậu.
Là một nhà thám hiểm, tôi muốn chia sẻ những gì tôi khám phá ở những vùng cực này và tôi biết rằng không thể làm điều đó một mình.
Alain Hubert
Đi tới tận cùng Trái đất
Alain Hubert là một nhà thám hiểm vùng cực nổi tiếng, kỹ sư dân sự và người ủng hộ môi trường.
Các cuộc thám hiểm vùng cực của ông không chỉ giới hạn ở thành tích cá nhân mà còn thường kết hợp với nghiên cứu khoa học. Năm 2002, ông đồng sáng lập Tổ chức Địa cực quốc tế (International Polar Foundation) nhằm hỗ trợ nghiên cứu khoa học vùng cực và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cũng như các giải pháp ứng phó.
Hành trình của những điều khắc nghiệt
Sự nghiệp phi thường của Hubert gồm nhiều cuộc thám hiểm mang tính đột phá.
Năm 1994, ông trở thành người Bỉ đầu tiên đặt chân lên Bắc Cực, hoàn thành hành trình trượt tuyết kéo dài 76 ngày. Ông lập kỷ lục thế giới vào năm 1997–1998 cho hành trình đi bộ và trượt tuyết dài nhất xuyên qua lục địa Nam Cực với 3.924 km trong 99 ngày cùng với người đồng nghiệp thám hiểm quá cố - Dixie Dansercoer. Hành trình này đã giới thiệu các công nghệ du lịch tiên tiến, bao gồm việc sử dụng động cơ đẩy diều điện.
Ảnh hưởng của Hubert không chỉ giới hạn trong những cuộc thám hiểm của ông. Ông thường xuyên là diễn giả công chúng, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình về biến đổi khí hậu cùng các vấn đề môi trường. Công việc của ông đã được công nhận bởi nhiều giải thưởng, bao gồm Giải Georges Lemaître International Prize cho những đóng góp trong khoa học vào năm 2003; Giải thưởng Địa lý Geographical Award từ Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Vương quốc Anh vào năm 2015; và Giải thưởng Belgica Gold Medal từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Bỉ vào năm 2023 vì những đóng góp của ông cho khoa học và thám hiểm vùng cực.
Hubert tiếp tục phân chia thời gian của mình giữa Nam Cực và Bỉ, không ngừng thúc đẩy nghiên cứu vùng cực và nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua tổ chức của ông cùng các chuyến thám hiểm đang được thực hiện. Các tác phẩm của ông thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa hoạt động thám hiểm, khoa học và quản lý môi trường. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của ông cho khoa học vùng cực là trạm nghiên cứu Princess Elisabeth Antarctica, cơ sở nghiên cứu vùng cực không phát thải đầu tiên trên thế giới do ông khởi xướng và hỗ trợ xây dựng cùng với Tổ chức Địa cực quốc tế (International Polar Foundation).
Hubert đã trở thành chứng nhân Rolex từ năm 1999. Là một nhà thám hiểm, ông đã đeo Rolex Explorer II trong nhiều cuộc thám hiểm, như ông miêu tả: “Chiếc đồng hồ này hoạt động mọi lúc, bất kể tôi đi đâu, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi, nó vẫn hoạt động. Và đó là những gì tôi cần cho một chuyến thám hiểm. Tôi không thể dựa vào bất kỳ thiết bị nào có thể gây ra sự cố vì trọng tâm chính của chúng tôi là sự điều hướng. Tôi không thể để mất phương hướng. Nếu không, tôi sẽ lạc đường.
Tìm hiểu thêm